Bài Viết Nổi Bật

phong thủy xưa và nay kts nguyễn văn nhi

                                                           PHONG THỦY LÀ GÌ?

     Phong là gió, thủy là nước chỉ vậy thôi! Chúng ta biết con người là một thực thể sinh vật, do đó cũng chịu tác động của tự nhiên, mà tự nhiên là gió và nước. Chúng ta đừng đi quá xa để rồi chúng ta tự thêu dệt hoặc bị thêu dệt sai đi vấn đề. 

                                                          PHONG THỦY XƯA & NAY

    Ngày xưa, mọi vấn đề đều tồn tại trong suy nghĩ và truyền miệng, kinh nghiệm, và phong thủy cũng thế. Ngày nay, mọi vấn đề đều được cân đo đong đếm cụ thể và phong thủy cũng vậy. 

     - Phong : đơn vị đo gió là Beaufort (hay đơn giản là cấp gió)

     - Thủy: đơn vị đo lượng nước là milimet.

     Ngày xưa, con người dựa vào những hiện tượng tự nhiên 

                            "chuồng chuồng bay thấp thì mưa, 

                              bay cao thì nắng, bay vừa thì râm"

     Một số người tài giỏi xưa còn nghìn trời, nhìn mây, nhìn sao có thể đoán trước được mây mưa bão tố. Tất cả những yếu tố đó đều là thực tế, đều là khoa học.

     Ngày nay, để dự báo thời tiết, chúng ta dựa vào vệ tinh quan sát, từ vệ tinh chúng ta có thể biết trước được bão chuẩn bị hình thành, ở đâu, tốc độ gió, thủy triều v.v.. Chúng ta còn có kính thiên văn quan sát các hành tinh khác, cái nào có ảnh hưởng đến trái đất chúng ta, làm cho nhiệt độ tăng lên hay giảm xuống...

    Nói tóm lại, dù xưa hay nay suy cho cùng phong thủy là khoa học. (Một số người, thầy địa lý chưa hiểu tới đâu mà đoán già đoán non, thêu dệt này nọ mới ra những điều sai lệch). 


                                                    PHONG THỦY THẬT DỄ HIỂU

                                   (PHONG THỦY NGÀY NAY - PHONG THỦY KHOA HỌC)

   Tuy nhiên, để hiểu phong thủy chúng ta phải hiểu cái cốt lõi của gió và nước: gió hướng nào, nhiều hay ít, vào mùa nào, tháng nào; lượng nước (độ ẩm trong không khí) ra sao, cần cho con người như thế nào là vừa, chúng ta phải biết cách vận dụng. Phần này, tôi cũng có trình bày trong phần PHONG THỦY KHÍ HẬU rất ngắn gọn, dễ hiểu. Chúng ta hiểu biết tới đâu chúng ta áp dụng đến đó, đừng làm quá dẫn đến không đúng thì không tốt!

    Chúng ta cũng có thể tìm hiểu những sách về phong thủy khoa học đó là NHIỆT KHÍ HẬU. Môn nhiệt khí hậu nói về các vùng khí hậu trên thế giới, giống như môn địa lý trong trường phổ thông nhưng có nói về nhiệt ảnh hưởng như thế nào đến kiến trúc, đến vật liệu xây dựng và gió tác động đến công trình...

   Tùy theo từng vùng, miền có khí hậu nhiệt đới, ôn đới hay hàn đới. Phong thủy phụ thuộc vào vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi...

   1/ Vị trí địa lý, tùy theo vùng khí hậu chúng ta có hình dáng cũng như công năng công trình khác nhau

    Vùng hàn đới, có tuyết thì có lò sưởi, có ông khói


Cấu tạo nhà sứ lạnh Hàn Quốc


Một căn nhà vùng lạnh có tuyết luôn phải có ống khói lò sưởi


Vùng nhiệt đới mưa nhiều thì kiến trúc nhà có mái hiên rộng để che mưa, tránh nắng



   2/ Địa hình: đồi núi, sông ngòi

   Vùng đồi núi thì kiến trúc nhà sàn có chân để tránh lũ lụt, thú dữ 


Vùng sông ngòi nhiều thì có nhà bè nổi trên sông



                                                                       KẾT LUẬN

       Dù xưa hay nay, phong thủy vẫn luôn tồn tại như nhau, phong thủy là vấn đề khoa học, cái khác nhau ở cách nhận thức của con người!

bản vẽ nhà phố miễn phí

                                            BẢN VẼ NHÀ PHỐ 1 TRỆT, 1 LỮNG, 2 LẦU


     Đây là nhà phố có mặt tiền nhà thiết kế theo phong cách hiện đại. Sử dụng vật liệu kính để lộ ra những tấm màng treo thật lãng mạng kết hợp màu sắt vàng kem chủ đạo, có nhấn một chút màu cam, phần còn lại là màu trắng sáng rất đơn giản nhưng vẫn tôn lên vẽ sang trọng và hiện đại. 
     Diện tích nhà là 5x20m. Nhà gồm 1 trệt, 2 lầu, có sân thượng và phòng thờ trên sân thượng.
     Chiều cao nhà 13,6 mét tính tới đỉnh chóp mái bằng trên cầu thang. Cụ thể:
     + Tầng trệt cao:       3,8m 
     + Tầng lầu 1:           3,4m
     + Tầng lầu 2:           3,4m
     + Tầng sân thượng: 3.0m
    Mặt bằng trệt: bố trí nhà xe kết hợp phòng khách phía trước, đến cầu thang, vệ sinh rồi đến bếp và bàn ăn, phía sau cùng là sàn nước.
   - Kích thước nhà xe:             6x5m
   - Kích thước phòng khách:   6x5m
   - Kích thước cầu thang:   3,5x3,5m
   - Kích thước vệ sinh:             2x3m 
   - Kích thước bếp + ăn:           5x5m
   - Kích thước sàn nước:       1,5x3m
Mặt bằng lững: Phía trước là khoảng thông tầng rồi đến cầu thang, phòng sinh hoạt chung phía sau.

     Mặt bằng lầu 1: bố trí phòng sinh hoạt chung phía trước có vệ sinh chung. Phía sau cũng bố trí 1 phòng ngủ có vệ sinh riêng, trong phòng có bàn đọc sách, bàn tivi và tủ đồ.
   - Kích thước phòng sinh hoạt chung: 7,6x5m
   - Kích thước phòng ngủ thường: 4x5m
   - Kích thước phòng vệ sinh 1,5x3m
    Mặt bằng lầu 2: bố trí phòng ngủ phía trước có vệ sinh riêng. Phía sau cũng bố trí 1 phòng ngủ có vệ sinh riêng, trong phòng có bàn đọc sách, bàn tivi và tủ đồ.
   - Kích thước phòng ngủ  gia chủ : 7,6x5m
   - Kích thước phòng ngủ thường: 4x5m
   - Kích thước phòng vệ sinh 1,5x3m

    Mặt bằng sân thượng: bố trí sân thượng phía trước, kế đến là phòng thờ. Phía sau bố trí 1 phòng máy giặt và kho.
   - Kích thước sân thượng : 4,6x5m
   - Kích thước phòng thờ: 3x5m
   - Kích thước phòng vệ sinh: 1,5x3m
   - Kích thước phòng máy giặt: 1,2x1,2m
   - Kích thước kho: 1,2x2,3m 
   Mặt bằng mái: phải có tấm kính ngay trên vị trí nóc thang để lấy sáng, thông gió.
Mặt đứng tổng chiều cao nhà 13,6 mét
- Tầng trệt: 3,8m
- Tầng lầu 1: 3,4m
- Tầng lầu 2: 3,4m
- Tầng sân thượng: 3m
Mặt cắt nhà bố trí lệch tầng


- Tải phối cảnh tại đây
- Tải bản vẽ autocad tại đây.
- Tải bản vẽ fire ảnh tại đây.
- Tải bản vẽ fire ảnh nén tại đây
Kts. Nguyễn Văn Nhi
Đt: 0942.139.646
Web: thietkekientruccongtrinh.com
Công ty KIẾN TRÚC KHÍ HẬU






















bản vẽ nhà phố miễn phí

                                                         BẢN VẼ NHÀ PHỐ MIỄN PHÍ



     Đây là nhà phố có mặt tiền nhà thiết kế theo phong cách hiện đại, khác lạ. Ban công hình cung kết hợp lan can cũng lượn theo tạo cảm giác mềm mại cho những đường nét đơn giản mà quý phái, sang trọng. Màu sắc, dùng màu nóng kết hợp nhẹ nhàng giữa màu nâu và màu kem tạo cho căn nhà thật sáng tươi. Sử dụng vật liệu kính kết hợp một lượng rất it đá ốp tường càng tôn thêm nét hiện đại cho công trình. 
     Diện tích nhà là 5x20m. Nhà gồm 1 trệt, 2 lầu, có sân thượng và phòng thờ trên sân thượng.
     Chiều cao nhà 13,2 mét tính tới đỉnh chóp mái bằng trên cầu thang. Cụ thể:
     + Tầng trệt cao:       3,6m (có thể 3,9m)
     + Tầng lầu 1:           3,3m
     + Tầng lầu 2:           3,3m
     + Tầng sân thượng: 3.0m

     Mặt bằng trệt: bố trí phòng khách phía trước, đến cầu thang, vệ sinh rồi đến bếp và bàn ăn, phía sau cùng là sàn nước.
   - Kích thước phòng khách:   6x5m
   - Kích thước cầu thang:      2,5x5m
   - Kích thước vệ sinh:             2x3m 
   - Kích thước bếp + ăn:           5x5m
   - Kích thước sàn nước:       1,5x3m
Mặt bằng lầu 1: bố trí phòng ngủ gia chủ phía trước có vệ sinh riêng và bàn trang điểm, bàn tivi giải trí và tủ đồ trong phòng. Phía sau cũng bố trí 1 phòng ngủ có vệ sinh riêng, trong phòng có bàn đọc sách, bàn tivi và tủ đồ.
   - Kích thước phòng ngủ gia chủ: 6x5m
   - Kích thước phòng ngủ thường: 4x5m
   - Kích thước phòng vệ sinh 2x3m (nếu có bồn tắm nằm phải rộng hơn)

Mặt bằng lầu 2: bố trí giống lầu 1 hoặc cũng có thể ở tầng này bố trí một phòng vệ sinh chung và một phòng vệ sinh riêng tùy theo yêu cầu  gia chủ!
Mặt bằng sân thượng: bố trí phía trước là sân thượng- nơi để trồng cây cảnh giải trí đồng thời cũng là giải pháp chống nóng mái cho nhà, kế đến là phòng thờ, rồi đến cầu thang. Phía sau là phòng giặt và sân phơi.
   - Kích thước phòng thờ 4x5m
   - Kích thước phòng máy giặt 1,5x3 9 (hoặc 2x2) là được!
Mặt bằng mái : đỉnh mái chổ cầu thang phải đặt tấm kính lớn để tạo gió (do chênh lệch nhiệt độ) và lấy sáng. Lưu ý không được bỏ chi tiết này!
  Chúc các bạn có căn nhà đẹp!
   
   Kts. Nguyễn Văn Nhi
   Đt: 0942.139.646
   Web: thietkekientruccongtrinh.com
   Tải bản vẽ autocad tại đây
   Tải phối cảnh tại đây






kiến trúc khí hậu trường sơn

                                                                   KHÍ HẬU TRƯỜNG SƠN



                                                              "  Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

                                                                       Bên nắng đốt, bên mưa quay "

                                                                      KIẾN TRÚC TRƯỜNG SƠN 

Chính vì tính đặc thù của khí hậu miền núi nên kiến trúc vùng núi Trường Sơn cũng mang tính khác nhau của hai bên dãy núi. Một bên là kiến trúc chống mưa, bên thì chống nắng đối lập nhau.

  1/ Kiến trúc bên Đông Trường Sơn:

      Đông Trường Sơn là vùng khô hạn, nắng nóng, ít mưa. Các công trình nhà cửa nơi đây phải có các yếu tố chống nắng như sau:

- Độ dốc mái nhỏ

        Do nhà nằm trong vùng ít mưa bão, chủ yếu chống nắng nên mái nhà thường không làm dốc, thậm chí chỉ cần che lều để ở.

- Dùng lam che nắng



   Để che nắng chiếu vào xung quanh nhà người dân còn kết các rèm tre

- Mái hiên che nắng
     Để che nắng tốt nhà phải có mái hiên, mái hiên đưa ra tạo bóng đỗ, càng rộng thì càng mát cho căn nhà.


- Nóc mái nhà có khu lấy gió mái
 Nhà phải có khu lấy gió mái (hay còn gọi là khu đĩ) để giải phóng nhiệt, nắng nóng cho căn nhà.




- Dùng mái nhiều lớp, mái cách nhiệt

 Công trình dùng hai lớp mái cũng là giải pháp chống nóng hữu hiệu.


- Dùng vật liệu cách nhiệt truyền thống ( rơm, rạ, lá...)

      Vật liệu truyền thống (rơm, rạ, lá ...) cách nhiệt rất tốt


- Phun sương 

      Giải pháp phun sương tạo độ ẩm cho không khí đồng thời cũng là cách hạ nhiệt nhanh nhất cho vùng khí hậu khô nóng nơi đây.

- Trồng cây xanh tạo bóng đổ, cải tạo vi khí hậu

    Cây xanh trồng bên ngoài nhà tạo bóng đỗ hoặc dây leo trực tiếp lên tường nhà là cách chống nóng cực kỳ hữu hiệu.

- Làm hồ nước

     Đào mương, làm hồ nước xung quanh nhà khi nhiệt độ tăng, nước bốc hơi làm tăng độ ẩm cho không khí là cách giải nhiệt tốt.

1/ Kiến trúc bên Tây Trường Sơn: 

     Tây Trường Sơn là vùng mưa nhiều, hình thức kiến trúc nơi đây phải mang đặc tính chống mưa:

- Nhà sàn

     Nhà phải có chân để tránh mưa sạt lỡ hoặc ẩm tháp nền nhà

- Độ dốc mái lớn

 Dốc lớn để thoát nước nhanh, tránh tụ nước, dột cho các loại vật liệu lá, rơm sẽ mau mục nát.

  



- Dùng tấm lợp lớn

     Tấm lợp lớn cũng nhằm mục đích thoát nước thuận lợi hơn, khi có nắng cũng mau khô hơn và không bị ẩm ước.

- Nhà có mái hiên lớn, ít dùng lam

    Mái hiên lớn và dài, có thể chạy suốt nhà hoặc xung quanh nhà để tránh mưa tạc vào nhà là  biện pháp hữu hiệu nhất để chống mưa.

     *** Trên đây là các cách làm nhà ứng phó với môi trường tự nhiên của người dân ở hai bên dãy Trường Sơn. Kiến trúc khác nhau với hai môi trường khác nhau.
     Chúng ta hãy làm phù hợp tự nhiên là chúng ta đã xây nhà hợp phong thủy rồi!
     Chúc các bạn có căn nhà đẹp!

     Phương châm của chúng tôi là " PHONG THỦY ĐẾN MỌI NHÀ "
     Kts. Nguyễn Văn Nhi
     Đt: 0942.139.646
     Web: thietkekientruccongtrinh.com
     Công ty: kiến trúc khí hậu " NÂNG NIU KHÔNG GIAN VIỆT"





kiến trúc khí hậu biển đông

 


                       MIỀN KHÍ HẬU BIỂN ĐÔNG

 

Việt Nam với đường bờ biển dài 3.260km từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang, biển Đông là vị trí rất đẹp cho các công trính kiến trúc phát triển.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Là biển tương đối kín, phía Bắc và phía Tây là lục địa, phía Đông và Đông Nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo

- Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.



Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta


Khí hậu

- Độ ẩm không khí cao: Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%.
- Giảm tính lục địa: Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng sông làm giảm tính chất lục địa ở các vùng cực tây của đất nước.
- Biến tính các khối khí: Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta.
- Lượng mưa lớn: Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.

Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Biển Đông đã tạo nên địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ trong mối tương tác giữa biển và lục địa. Đó là các dạng địa hình vịnh cửa sông, các

- bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: 

- Hệ sinh thái rừng nước mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

- Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển


Tài nguyên sinh vật

- Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú.

- Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

- Tài nguyên giao thông vận tải: Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển

- Tài nguyên du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta

Thiên tai

- Bảo:  Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.

- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung 
Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông ỏ đổ ra biển.

                        CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC BIỂN ĐÔNG 

                     
        

- Kiến trúc ven biển

                            

- Kiến trúc biển, hải đảo


- Kiến trúc vùng bão

                           

- Kiến trúc vùng nước mặn

*** Đặc điểm kiến trúc vùng này là:

+ Hình thức kiến trúc phải kiên cố, mái thấp tránh gió lốc, tốc mái

+ Vật liệu xây dựng nặng, tránh ăn mòn do muối