Bài Viết Nổi Bật

Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc trường sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc trường sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

kiến trúc khí hậu trường sơn

                                                                   KHÍ HẬU TRƯỜNG SƠN



                                                              "  Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

                                                                       Bên nắng đốt, bên mưa quay "

                                                                      KIẾN TRÚC TRƯỜNG SƠN 

Chính vì tính đặc thù của khí hậu miền núi nên kiến trúc vùng núi Trường Sơn cũng mang tính khác nhau của hai bên dãy núi. Một bên là kiến trúc chống mưa, bên thì chống nắng đối lập nhau.

  1/ Kiến trúc bên Đông Trường Sơn:

      Đông Trường Sơn là vùng khô hạn, nắng nóng, ít mưa. Các công trình nhà cửa nơi đây phải có các yếu tố chống nắng như sau:

- Độ dốc mái nhỏ

        Do nhà nằm trong vùng ít mưa bão, chủ yếu chống nắng nên mái nhà thường không làm dốc, thậm chí chỉ cần che lều để ở.

- Dùng lam che nắng



   Để che nắng chiếu vào xung quanh nhà người dân còn kết các rèm tre

- Mái hiên che nắng
     Để che nắng tốt nhà phải có mái hiên, mái hiên đưa ra tạo bóng đỗ, càng rộng thì càng mát cho căn nhà.


- Nóc mái nhà có khu lấy gió mái
 Nhà phải có khu lấy gió mái (hay còn gọi là khu đĩ) để giải phóng nhiệt, nắng nóng cho căn nhà.




- Dùng mái nhiều lớp, mái cách nhiệt

 Công trình dùng hai lớp mái cũng là giải pháp chống nóng hữu hiệu.


- Dùng vật liệu cách nhiệt truyền thống ( rơm, rạ, lá...)

      Vật liệu truyền thống (rơm, rạ, lá ...) cách nhiệt rất tốt


- Phun sương 

      Giải pháp phun sương tạo độ ẩm cho không khí đồng thời cũng là cách hạ nhiệt nhanh nhất cho vùng khí hậu khô nóng nơi đây.

- Trồng cây xanh tạo bóng đổ, cải tạo vi khí hậu

    Cây xanh trồng bên ngoài nhà tạo bóng đỗ hoặc dây leo trực tiếp lên tường nhà là cách chống nóng cực kỳ hữu hiệu.

- Làm hồ nước

     Đào mương, làm hồ nước xung quanh nhà khi nhiệt độ tăng, nước bốc hơi làm tăng độ ẩm cho không khí là cách giải nhiệt tốt.

1/ Kiến trúc bên Tây Trường Sơn: 

     Tây Trường Sơn là vùng mưa nhiều, hình thức kiến trúc nơi đây phải mang đặc tính chống mưa:

- Nhà sàn

     Nhà phải có chân để tránh mưa sạt lỡ hoặc ẩm tháp nền nhà

- Độ dốc mái lớn

 Dốc lớn để thoát nước nhanh, tránh tụ nước, dột cho các loại vật liệu lá, rơm sẽ mau mục nát.

  



- Dùng tấm lợp lớn

     Tấm lợp lớn cũng nhằm mục đích thoát nước thuận lợi hơn, khi có nắng cũng mau khô hơn và không bị ẩm ước.

- Nhà có mái hiên lớn, ít dùng lam

    Mái hiên lớn và dài, có thể chạy suốt nhà hoặc xung quanh nhà để tránh mưa tạc vào nhà là  biện pháp hữu hiệu nhất để chống mưa.

     *** Trên đây là các cách làm nhà ứng phó với môi trường tự nhiên của người dân ở hai bên dãy Trường Sơn. Kiến trúc khác nhau với hai môi trường khác nhau.
     Chúng ta hãy làm phù hợp tự nhiên là chúng ta đã xây nhà hợp phong thủy rồi!
     Chúc các bạn có căn nhà đẹp!

     Phương châm của chúng tôi là " PHONG THỦY ĐẾN MỌI NHÀ "
     Kts. Nguyễn Văn Nhi
     Đt: 0942.139.646
     Web: thietkekientruccongtrinh.com
     Công ty: kiến trúc khí hậu " NÂNG NIU KHÔNG GIAN VIỆT"