Bài Viết Nổi Bật

Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc khí hậu phía nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc khí hậu phía nam. Hiển thị tất cả bài đăng

kiến trúc khí hậu phía nam

                                                    MIỀN KHÍ HẬU PHÍA NAM

     Gồm lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới với 2 mùa mưa nắng. Nhiệt độ của miền cao quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ hơn đáng kể so với khu vực Bắc Bạch Mã. Vùng này có mùa khô kéo dài và đặc biệt sâu sắc, khí hậu ít biến động

 



                                                KIẾN TRÚC KHÍ HẬU PHÍA NAM


 Đặc điểm kiến trúc đặc trưng:

- Kiểu cách nhà chữ đinh truyền thống - giải quyết phong thủy tốt. Nhà chữ đinh luôn có mặt tiền nhà rộng, đón gió đòi hỏi phải bố trí theo phương ngang rộng hơn như giang hai tay ra đón khách.

 Nhà chữ đinh truyền thống


- Nhà có mái hiên rộng để che mưa, che nắng



- Nhà cao, cửa rộng: để đón gió đa số nhà ở Miền Tây thường làm cửa rất rộng, thậm chí một số nhà còn không làm cửa

Hiện nay những ngôi nhà không có cửa vẫn còn tồn tại ở đây

Càng đặc biệt hơn trong kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ là khi giữa những căn nhà hiện đại kín cổng cao tường, nơi đây còn tòn tại nhiều ngôi nhà không cửa. Nhà không cửa thoáng mát, tiện dụng, trải rộng như tấm lòng người dân nơi cuối trời Tổ Quốc.

Nhà không cửa gần gũi, thân thiện, vừa minh chứng cho sự yên bình, gắn bó tình làng nghĩa xóm của một làng quê, vừa tạo cảm giác an tâm, tin tưởng cho những ai đặt chân đến đây. “Cái đáng quý nhất ở những ngôi nhà không cửa chính là sự gắn bó, đậm đà tình làng nghĩa xóm”

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà không cửa có thiết kế đơn giản, rộng rãi và thoáng mát. Do địa hình gần biển, khoảng từ tháng 9 – 11 mỗi năm nước biển dâng cao nên đa số những ngôi nhà nơi đây đều làm sàn, cao cách mặt đất 1 – 1.5m. Nền nhà được lót bằng ván mỏng hoặc có hộ khá hơn thì làm nền kiên cố bằng bê tông. Nhà không làm cửa nên đứng ở trước nhà có thể nhìn thấu ra phía sau. Những tài sản, vật dụng trong nhà phơi bày ra hết cũng giống như sự cởi mở, phòng khoáng của con người nơi đây.

Những ngôi nhà sàn hay nhà lá bình thường cũng thường thiết kế không cửa, đây là đặc trưng của kiến trúc nhà ở vùng Đất Mũi. “ Không có cửa không phải vì nhà không có tài sản quý giá cũng không phải do không có điều kiện làm nổi cái cửa mà do trước kia nơi đây tôm cá nhiều, lại dễ kiếm sống, ai làm cũng có cái ăn nên tuyệt nhiên không có chuyện trộm cắp hay lòng tham, hơn nữa lối xóm bà con ai cũng tốt bụng, quý mến, yêu thương lẫn nhau, nhà ở cũng vì vậy mà không cần phải then cài, cửa đóng”


- Nhà bè trên sông 

Vùng sông nước nổi tiếng với Kiến trúc nhà bè và chợ nổi

Thành phố ngã ba song Châu Đốc có lẽ là nơi nổi tiếng nhất với kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà bè di động này, những nhà bè kiên cố, vững chắc được làm từ những loại gỗ tốt nhất, phía trên là nơi để ở, sinh hoạt của gia đình, phía dưới quây lưới lại làm chuồng nuôi cá hoặc thiết kế làm quán tạp hóa, bán hoa quả, quán nhậu…. Nhà bè ở Châu Đốc kéo dài cả cây số trên một khúc sông rộng lớn tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là khi kết hợp với miệt vườn cây trái xum xuê 2 bên bờ sông, trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.Mô hình kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà bè là "đặc sản" riêng vùng sông nước

Nhìn xa, làng bè một dãy nhưng không nhà nào giống nhà nào. Bè người nuôi cá làm ăn khá giả thì giá trị của chiếc bè lên đến hàng trăm triệu đồng, có khi cả tỉ đồng: cột săn, cây chắc, mái tôn cao cấp, phòng lạnh, máy điều hòa…

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ ấn tượng bởi độ bền vững của mỗi nhà bè từ bốn, năm chục năm. Và cũng có những chiếc bè gác tạm trên mặt nước, người ta chỉ cần kết vài ba thùng phuy lại cho chặt, rồi gác cây lên, che mái tôn, dựng vách ván hoặc lá. Ở vài ba năm “bè giạt” lại kết cái mới ở tiếp


Những ngôi nhà bè di động cũng rất thuận tiện trong sinh hoạt

Ở làng bè, cư dân đủ thành phần, sinh sống bằng đủ thứ nghề. Người không đất ở đóng thành bè neo sống, người làm ăn thất bát ở trên bờ bán đất, bỏ bở xuống bè ở, cũng có người ở bè như một thú vui tiêu khiển, có cả bè làm quán nhậu thâu đêm…

- Nhà sàn chống lũ


Về miền Tây cuối mùa nước nổi, hình ảnh những ngôi nhà sàn in bóng xuống những dòng kênh gợi nên nét đặc trưng yên bình của vùng quê lam lũ. Trong những căn nhà sàn đơn sơ ấy, cuộc sống bình dị, phòng khoáng đậm chất Nam Bộ diễn ra rất đỗi thân thương.

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà sàn này khá đơn giản, nhưng lại mang một nét đặc sắc riêng khác biệt so với nhà sàn vùng núi, thường được dựng nổi ngay bên những dòng kênh ngầu đỏ phù sa, hay trên bờ ruộng ngập, thậm chí có những xóm nhà sàn quanh nă, nổi lên giữa mênh mông sóng nước.

Nhà sàn miền Tây rộng rãi, thoáng mát, cân đối, được dựng bằng những cọc gỗ, cọc bê tông, cao hơn mặt đường, đa phần có ngõ lên xuống cũng đổ bê tông chắc chắn nối ra tận đường. Từ ngoài nhìn vào, gian chính đặt bàn thờ gia tiên, hai bên là gian thông hành. Những bức tường xung quanh có thể làm bằng gỗ hoặc xây bằng gạch, sơn màu xanh nước biển là chủ yếu.



Thông thường, kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà sàn hướng ra sông, bởi đi lại của bà con phần lớn dựa vào kênh, sông, luồng, rạch. Nhà như chiếc ghe, mũi ghe phải quay thẳng ra sông nên cửa chính được trổ ngay nơi vách đầu hồi. Cửa chính ra vào thường thấp hơn đầu người nằm mục đích người lạ vào nhà phải cúi thấp để chào ngôi nhà và chào chủ nhà. Kiến trúc ngôi nhà từ lan can đến hết các khung cửa được chạm khắc công phu, có chim muông, hoa lá với đường nét, góc cạnh khá cầu kỳ, tinh xảo lồng vào nhau rất đẹp. Chỉ cần nhìn vào cột chống nhà sàn và nét trạm trổ là phân biệt được mức độ giàu nghèo của gia chủ.

Bên trong nhà sàn truyền thống của đồng bào Chăm miền Tây Nam Bộ hầu như không có bàn ghế mà chủ và khách thường ngồi xếp bằng chiếc trên chiếc chiếu trải ở hành lang trước gian trung tâm. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ có đặc điểm là trong nhà sàn có khung cửa che màn được trang trí tùy theo mức độ giàu nghèo của chủ nhà, ngăn cách với gian nhà trong. Đây là khu vực hoàn toàn dành cho đàn bà, con gái sinh hoạt, khách không được tự ý vượt qua khung cửa có tấm màn che ấy.

                               

     Trong ngôi nhà sàn, mọi sinh hoạt gia đình của người sân vùng rốn lũ đều tập trung ở hàng ba (hành lang trước cửa nhà). Nơi đây thường được dùng để tiếp khách, ăn uống quây quần các thành viên trong gia đình.

     Đến vùng rốn lũ An Giang, Đồng Tháp, chúng ta sẽ được chứng kiến những ngôi nhà sàn cao chót vót của bà con nơi đây. Vì thế dọc theo các tuyến lộ, con đê, từ ấp ra đến xã, đến huyện…. đâu đâu cũng thấy nhà sàn, dưới những căn nhà sàn chi chít những cây cột cao lêu ngêu, gồng minh đỡ nhà, chống lũ. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ cũng tùy theo kinh tế mỗi hộ mà liệu xây nhà, người nghèo thì dùng cây tràm, bạch đàn làm cột, người khá giả thì dùng trụ bê tông…Dù người dân dùng vật liệu gì để xây nhà thì yêu cầu đầu tiên là nền nhà phải cao bằng con đê thì mới mong thoát lũ.

Nhà sàn chống lũ ở miền tây cũng được xây dựng thành nhiều kiểu tùy địa hình






    Do đặc trưng sống với lũ hàng năm, cột nhà sàn có nơi cất cao đến 2 – 3m và có nhà chỉ thấp lè tè. Sau này, với chính sách an cư của Nhà nước, dân sống vùng lũ dần di chuyển vào các khu dân cư an toàn nên nhà sàn cũng thưa vắng đi nhiều.

    Đây là những đặc sắt của kiến trúc vùng sông nước Tây Nam bộ!

    *** Do đó, khi chúng ta xây công trình hoặc nhà cửa thì tùy theo từng vùng, chúng ta phải biết vận dụng các đặc điểm kiến trúc của vùng đó để xây dựng công trình của chúng ta, thì mới có được một công trình đẹp, hợp phong thủy được!

     Chúc các bạn có công trình đặc sắc!

     Phương châm của chúng tôi là " PHONG THỦY ĐẾN MỌI NHÀ "

     Kts. Nguyễn Văn Nhi
     Đt: 0942.139.646
     Web: thietkekientruccongtrinh.com
     Công ty: kiến trúc khí hậu " NÂNG NIU KHÔNG GIAN VIỆT"