Bài Viết Nổi Bật

Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc khí hậu biển đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc khí hậu biển đông. Hiển thị tất cả bài đăng

kiến trúc khí hậu biển đông

 


                       MIỀN KHÍ HẬU BIỂN ĐÔNG

 

Việt Nam với đường bờ biển dài 3.260km từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang, biển Đông là vị trí rất đẹp cho các công trính kiến trúc phát triển.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Là biển tương đối kín, phía Bắc và phía Tây là lục địa, phía Đông và Đông Nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo

- Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.



Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta


Khí hậu

- Độ ẩm không khí cao: Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%.
- Giảm tính lục địa: Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng sông làm giảm tính chất lục địa ở các vùng cực tây của đất nước.
- Biến tính các khối khí: Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta.
- Lượng mưa lớn: Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.

Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Biển Đông đã tạo nên địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ trong mối tương tác giữa biển và lục địa. Đó là các dạng địa hình vịnh cửa sông, các

- bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: 

- Hệ sinh thái rừng nước mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

- Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển


Tài nguyên sinh vật

- Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú.

- Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

- Tài nguyên giao thông vận tải: Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển

- Tài nguyên du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta

Thiên tai

- Bảo:  Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.

- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung 
Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông ỏ đổ ra biển.

                        CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC BIỂN ĐÔNG 

                     
        

- Kiến trúc ven biển

                            

- Kiến trúc biển, hải đảo


- Kiến trúc vùng bão

                           

- Kiến trúc vùng nước mặn

*** Đặc điểm kiến trúc vùng này là:

+ Hình thức kiến trúc phải kiên cố, mái thấp tránh gió lốc, tốc mái

+ Vật liệu xây dựng nặng, tránh ăn mòn do muối