Bài Viết Nổi Bật

kiến trúc khí hậu phía bắc

                             MIỀN KHÍ HẬU PHÍA BẮC

(Miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm)

1/ Vùng Đông Bắc : bao gồm châu thổ Bắc Bộ và vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng. Vùng này có đặc điểm địa hình phổ biến là đồi núi thấp dưới 1000 m. Các dãy núi hình cánh cung vòng hướng Đông Bắc chụm lại hướng về phía dãy núi tam đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm không ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa Đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ về phía Đông. Phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn nên chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa ẩm nhiều hơn vùng Tây Bắc. Vì vậy mà vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của bảo nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió lào.

2/ Vùng Tây Bắc: bao gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng đến tả ngạn sông Lam. Dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đóng vai trò quan trọng làm cho gió mùa Đông Bắc lạnh giá khi đến đây bị suy yếu. Vì vậy, khí hậu Tây Bắc ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch nhiệt độ khoảng 2-3 độ C. Ở miền núi, hướng và vị trí của một khu vực trong dãy núi đóng một vai tró quan trọng chế độ nhiệt - ẩm, sườn đón gió (sườn Đông) tiếp nhận một lượng mưa lớn, sườn Tây có gió Phơn được hình thành khi thổi xuống các thung lũng. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi khí hậu thay đổi theo từng khu vực nhỏ.

                        KIẾN TRÚC KHÍ HẬU PHÍA BẮC




       Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, đến luỹ tre rủ bóng mát trên đường làng, hay vườn cây, ao cá... vốn là nét đẹp đặc trưng của làng quê Việt. Ngày trước, muốn vào làng, người dân phải đi qua cổng làng. Cổng được xây bằng gạch, đứng sừng sững, uy nghiêm như chứng tích thời gian, ghi dấu bao kỷ niệm vui buồn của một đời người. Qua cổng làng, ta sẽ bước vào thế giới làng với hệ thống đường ngang ngõ tắt như xương cá, dù đi đến đâu, thì nhà nào nhà nấy cứ mở cổng là gặp ngõ, qua ngõ là đường làng. Làng được bao bọc bởi những luỹ tre xanh, sau luỹ tre là những mái nhà tranh ấm cúng.

        Kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ xưa khá giống nhau, đó là những ngôi nhà một tầng đơn sơ, nền làm sát mặt đất, vật liệu chủ yếu là tre, nứa lá, rơm rạ. Khuôn viên nhà gồm: qua cổng đến vườn cây, vào đến sân rồi mới đến nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao quanh, bên ngoài bao bọc bởi lũy tre làng... tạo nên mô hình sinh thái khép kín vườn - ao - chuồng.

Tổng thể khuôn viên nhà đồng bằng Bắc bộ





                                                                  
                                                                      Kiến trúc đặc trưng nhà 5 giang


Tóm lược, các vấn đề chúng ta cần lưu ý: 
1/ Về hình thức bố trí;
  - Trước nhà phải có cổng, không gian đệm rồi mới tới căn nhà
  - Đặc điềm nhà 5 giang hoặc 3 giang 2 trái.
  2/ Về yếu tố phong thủy:
  - Vật liệu cách nhiệt, tường dầy. 
   + Vùng Đông Bắc: nhà tránh quay về hướng Bắc, Đông Bắc đối để tránh gió mùa Đông Bắc và gió Bắc rất lạnh vào nhà.
   + Vùng Tây Bắc: nhà tránh quay về hướng Tây, Tây Nam để tránh gió Phơn
  - Nhà quay hướng Nam hoặc hướng lưng tựa núi (tùy theo địa hình) vì đây là vùng đồi núi./.

*** Trên đây là những nội dung thật ngắn gọn hy vọng qua bài viết này giúp chúng ta biết được chính xác hơn về nhà ở Bắc bộ và từ đó có được căn nhà như ý!

Kts. Nguyễn Văn Nhi
Đt : 0942.139.646
Web: thietkekientruccongtrinh.com
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét