Bài Viết Nổi Bật

ban ve mien phi biet thu hai tang kts nguyen van nhi

 BẢN VẼ BIỆT THỰ HAI TẦNG

                                                           Tải fire phối cảnh tại đây
                                                           Tải fire nén bản vẽ tại đây
                                                           Tải fire autocad bản vẽ tại đây
Phối cảnh biệt thự hai tầng
     Hình thức kiến trúc hơi hướng cổ điển, nhất là chi tiết lan can và cổng rào mang dáng dấp và màu sắc cung đình. Tuy nhiên, với màu sắc trắng nhẹ nhàng hiện đại, từ đó giảm bớt sự cổ xưa, đem đến sự cân bằng giữa xưa và nay, tôn thêm vẽ sang trọng cho căn nhà. Đặc biệt nhà quay hướng Nam, ở Việt Nam chúng ta đây là hướng nhà tốt nhất, từ xưa có câu "cưới vợ hiền hòa, xây nhà hướng Nam", nhà hướng Nam đón hướng gió chính là hướng Nam, hướng Đông Nam và cả Tây Nam, đây là ba hướng gió rất tốt đối với khí hậu phía Nam; đồng thời hướng Nam cũng là hướng có nắng ấm áp vào nhà rất dễ chịu, phong thủy tốt. 




     1/ TẦNG TRỆT: 
     Do diện tích đất rộng 375 m2 (15x25 mét) nên mặt bằng được bố trí rộng rãi. Tầng trệt gồm các phòng với đầy đủ các công năng như:
      - Phòng khách: được đặt ngay lối vào sảnh là tới phòng khách thật sang trọng với diện tích rất rộng 48m2 (6x8 mét). Phòng khách quay về hướng Nam đón gió tốt vào nhà. 
     - Phòng ăn: bên trái nhà là bàn ăn, không gian ăn uống và tiếp khách không có vách ngăn tạo sự hiếu khách. Phòng khách và phòng ăn được đặt cạnh nhau như thế sẽ rất dễ để mời khách dùng bữa cùng gia đình. 
    - Phòng làm việc: góc làm việc được đặt bên phải nhà và không có vách ngăn với phòng khách, tạo sự thoải mái và rộng rãi.
   - Phòng ngủ: được đặt ở phía sau, bên phải nhà. Sở dĩ đặt phía sau là vì sự riêng tư của gia chủ; còn đặt bên phải vì đây là hướng Đông, mà phòng ngủ thì nên đặt hướng Nam hoặc hướng Đông để đón gió tốt khi ngủ; buổi sáng vẫn rất cần nắng chiếu vào phòng ngủ vì ngoài ngủ còn có thể có thể đọc sách, trang điểm,...
   - Bếp: được đặt ở phía sau, bên trái nhà. Đặt phía sau là đương nhiên, còn đặt bên trái là vì đây là hướng Tây, hướng cuối gió để cho mùi dầu mỡ, nấu nướng và nhất là hơi nóng được thoát trực tiếp ra bên ngoài nhà.
   - Phòng vệ sinh: Phòng vệ sinh chung phục vụ cho nhu cầu của gia đình và cả khách, đặt ở phía sau nhà và là hướng cuối gió để thoát khí ẩm trực tiếp ra ngoài. Phòng vệ sinh riêng đặt trong phòng ngủ của gia chủ đồng thời cũng đặt cuối hướng gió và tiếp xúc trực tiếp bên ngoài.

   2/ TẦNG LẦU:
   Gồm các phòng chức năng như sau:
   - Phòng sinh hoạt chung kết hợp không gian thờ hướng về phía trước với diện tích khá rộng 48 m2 thể hiện sự trang trọng. Đây là không gian rất linh động, tùy theo cách bố trí của chủ nhà, có thể bố trí bàn thờ ở vách sau của phòng sinh hoạt chung, lúc này phòng sinh hoạt chung trở thành một phòng thờ rất lớn.
   - Phòng học tập: góc học tập được đặt bên phải nhà và không có vách ngăn với phòng sinh hoạt chung, tạo sự thuận tiện trong việc học hành của con cái và sự quản lý của cha mẹ.
   - Phòng ngủ: gồm 1 phòng ngủ lớn, 1 phòng ngủ vừa và một phòng ngủ ngỏ. Phòng ngủ lớn được sử dụng cho số lượng người ngủ từ 5-10 người, khi bà con thân thiết đến chơi và nghỉ lại với số lượng đông thì đây là không gian rất tuyệt vời, thể hiện sự chu đáo và mến khách của gia chủ.
   - Phòng vệ sinh: mỗi phòng ngủ đều có vệ sinh rất tiện lợi và đều được bố trí ở các hướng cuối gió là hướng Tây và hướng Bắc đảm bảo sự sạch sẽ tuyệt đối.



3/ TẦNG HẦM:
Là không gian để xe rất rộng rãi bên cạnh đó còn có một phòng làm việc cho sự yên tỉnh cao khi cần thiết, đối với nhu cầu thu âm, cách ồn thì tuyệt vời. Ngoài ra còn có một kho rượu thể hiện sự sành điệu của gia chủ. Đồng thời, còn có thêm một phòng kho để chứa các vật dụng linh tinh.

4/ MÁI NHÀ:
Dùng mái ngói để có thông gió mái tốt (phong thủy tốt). Không nên dùng mái tol giả ngói sẽ tạo khí bí cho mái nhà sẽ không tốt về phong thủy. Trường hợp muốn dùng mái tol hoặc tol giả ngói thì phải làm cửa sổ mái.






















Tải fire phối cảnh tại đây
Tải fire nén bản vẽ tại đây
Tải fire autocad bản vẽ tại đây

Kts Nguyễn Văn Nhi
Đt: 0942.139.646
Web: thietkekientruccongtrinh.com
Công ty: KIẾN TRÚC KHÍ HẬU
Phương châm của chúng tôi là mọi người phải được sống trong không gian ở có phong thủy tốt























cach lam bac cap truoc nha va cau thang hop phong thuy nhat

    

                                        CÁCH LÀM BẬC CẤP TRƯỚC NHÀ VÀ CẦU THANG

  Sau đây là  cách làm bậc cấp trước nhà và cầu thang trong nhà qua các con số và kích thước hợp phong thủy cũng như khoa học nhất.

      Có lẽ vì triết lý "một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật" là triết lý duy vật đã truyền đạt lại cho các thế hệ.Từ ngàn xưa, ông cha ta đã biết xây nhà, bước vào nhà là tam cấp. Sau này, khi xây nhà thì thành thói quen xây tam cấp như thế, thậm chí có nhà chỉ xây một bậc hoặc hai bậc mà cũng gọi là tam cấp. Nhưng đúng nhất vẫn là ba cấp thì mới gọi là tam cấp. Nhưng cũng vì độ cao của nền nhà so với nền sân không cần cao lắm khoảng 4-5 tấc là đủ nên sử dụng tam cấp là hợp lý nhất.

      Hiện nay, trong một số trường hợp vì một số lý do (tạo sự sang trọng, uy nghiêm, bề thế hơn) chủ nhà làm nền nhà cao hơn nền sân nhiều thì chúng ta nên dùng 5 bậc, 7 bậc hoặc 9 bậc... Vì đối với trường hợp dùng nhiều bậc thì thường quan niệm theo cách đếm "sinh-lão-bệnh-tử", tức 1 bậc là sinh, 2 bậc là lão, 3 bậc là bệnh, 4 bậc là tử, 5 bậc quay về sinh...cứ tiếp tục như vậy mà người ta chọn 5,9,17,21,25 bậc...Ở đây không chọn số 13 vì mặc dù số 13 cũng là số "sinh" theo cách đếm "sinh-lão-bệnh-tử" nhưng số 13 lại rơi vào số không mai mắn nên chủ nhà cũng thường tránh. 

     Cầu thang cũng vậy, số bậc cầu thang lên tầng lầu thường là 17, 21, 25...bậc; đôi khi cũng có 19, 23, 27 bậc tuy nhiên ít hơn.

    Vấn đề phong thủy cho bậc cấp và cầu thang cũng là vấn đề khoa học. Vì theo nghiên cứu khoa học, sở dĩ các bậc cấp cầu thang là số lẽ và vì sự thuận chân khi bước đi. 

   Ví dụ: khi bước vào nhà ngay vị trí tam cấp thì chân trái là chân trụ nên đứng yên, bước thứ nhất là chân phải bước lên bậc thứ nhất; bước thứ hai thì bắt buộc là chân trái bước lên bậc thứ hai, đồng thời là chân trụ để chân phải tiếp tục bước lên bậc thứ ba và đi thẳng vào nhà.

    Các kích thước của bậc thang:

    Chúng ta xem hình bên dưới cũng có thể xem quy chuẩn thiết kế cầu thang, bậc cấp-Quy chuẩn Việt Nam.

   Tùy theo độ tuổi, tùy theo con người sẽ có kích thước cầu thang, bậc cấp khác nhau.

   Ở đây là kích thước bậc cấp, cầu thang dành cho nhà ở người Việt:

    - Chiều cao bậc 150mm.

   - Chiều rộng bậc 300mm.

 
Kích thước bậc thang hoặc bậc cấp vào nhà.

Kts: Nguyễn Văn Nhi
Đt: 0942.139.646
Web: thietkekientruccongtrinh.com
Cty: KIẾN TRÚC KHÍ HẬU
Phương châm của chúng tôi là "ĐEM ĐẾN PHONG THỦY CHO CÔNG TRÌNH"





lam nha nen theo thay phong thuy va ca kien truc su

      



     Theo tôi làm nhà nên nghe theo cả thầy phong thủy và cả kiến trúc sư vì cả hai đều nói về một vấn đề đó là phong thủy (tức là khí hậu), chỉ khác nhau ở hai người này là cách giải thích mà thôi.

    Vấn đề rất cơ bản mà ai cũng biết phong thủyphong thủy, nghĩa là giónước. Mà gió và nước thì thuộc về khí hậu, về thiên nhiên vũ trụ.

                                 


   - Thầy phong thủy ngày xưa: giải thích phong thủy theo sự am hiểu về vũ trụ, về các hiện tượng tự nhiên. Như Gia Cát Lượng ngày xưa cũng là một nhà phong thủy tài giỏi, chỉ nhìn trăng, sao mà cũng biết được đất nước hưng thịnh hay sắp diệt vong. Khi sắp ra chiến trận thì ngài cũng bắm tay đoán mưa, đoán nắng, vì thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến đường đi, chiến trường trận đấu. Từ đó biết trước và sắp xếp chiến thuật phù hợp... Được những người tài giỏi như thế mà chỉ dẫn để làm nhà thì còn gì bằng.


    - Kiến trúc sư ngày nay: về khí hậu thì các kiến trúc sư đã được đào tạo ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, họ am hiểu cơ bản và cốt lỗi của vấn đề phong thủy, về khí hậu. Hơn thế nữa, còn có những công trình nổi tiếng và có rất nhiều trên thế giới về các công trình kiến trúc khí hậu - kiến trúc xanh, đó là những công trình phong thủy đặc sắt trong kiến trúc.

Ngôi nhà Meere trên đảo Sentosa, Singapo- do KTS Guz thiết kế

Trung tâm thể thao Mercator- Hà Lan - Kiến trúc sư VenhoevenCS thiết kế

      Và ngay cả ở Việt Nam cũng không thiếu gì những công trình do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế theo kiến trúc xanh- kiến trúc phong thủy
Kiến trúc nhà phố xanh tại Việt Nam
      Như vậy, kiến trúc sư cũng là một thầy phong thủy có đào tạo, có trường lớp.

      Nói tóm lại, khi xây nhà thì nghe theo thầy phong thủy hay kiến trúc sư hay cả hai đều được vì cả hai đều cho ra cùng một đáp án. Chỉ cần những thầy phong thủy am hiểu về khí hậu, địa lý một cách rạch ròi là được chứ không cần đến tài ba như Gia Cát Lượng xưa. Chỉ những "thầy" không hiểu gì về khí hậu, về địa lý mới có tình trạng bác bỏ ý kiến của nhau.
    Hãy tìm đúng thầy phong thủy hoặc một kiến trúc sư bạn nhé!
     
    Kts. Nguyễn Văn Nhi
    Đt: 0942.139.646
    Web: thietkekientruccongtrinh.com
    Công ty: KIẾN TRÚC KHÍ HẬU
    Phương châm của chúng tôi là "ĐEM LẠI PHONG THỦY CHO CÔNG TRÌNH BẠN"






cach dat cua hop phong thuy

 CÁCH  ĐẶT CỬA HỢP PHONG THỦY

     Trong kiến trúc, công trình phải đảm bảo ba yếu tố thích dụng, bền vữngthẩm mỹ. Do đó, việc đặt cửa đúng vị trí phù hợp cho công năng sử dụng đồng thời sẽ đem lại phong thủy tốt cho căn nhà!

Phối cảnh mặt bằng nhà


    1/ Cửa cái (cửa trước hay cửa phòng khách):

    Nên đặt cửa hướng Nam, kích thước cửa đủ rộng, đủ cao để đảm bảo đón gió tốt nếu nhà xoay hướng Nam, Đông Nam hoặc hướng Đông. Trường hợp nhà xoay hướng khác (hướng Tây hoặc hướng Bắc...) thì khi đó cửa mở nhỏ, nhưng bù lại cửa sổ phòng khách phải mở lớn.

Mặt bằng nhà
Lỗi 1: cửa phòng ngủ quay ra phòng khách
Lỗi 2: hai phòng ngủ mở cửa thẳng nhau    
          Lỗi 3: cửa trước và cửa sau trên một đường thẳng

    2/  Cửa sau :

     Cửa sau kích thước vừa phải, trường hợp nhà quay về hướng xấu, không đón gió từ phía trước nhà được mà phải đón gió từ phía sau nhà thì cửa sau phải làm rộng nhưng không được lớn hơn cửa trước, kết hợp mở cửa sổ rộng từ phía sau nhà. Đồng thời, cửa sau không được thấu suốt tới cửa cái (tức là đứng từ cửa cái không nhìn thấy cửa sau hoặc ngược lại); trường hợp cửa cái và cửa sau thấu suốt thì phải đặt thêm bức bình phong ở giữa để thay đổi sự vận hành của dòng khí, tránh những xung đột trực tiếp từ gió đến cuộc sống con người; hoặc có thể đặt cửa sau vuông góc với cửa cái.

     3/ Cửa buồng:

    Cửa buồng để bước vào phòng ngủ (của nhà chữ đinh) hoặc cửa buồng nối từ không gian phòng khách xuống nhà bếp (của nhà phố) hiện nay, nên có màng chắn để đảm bảo sự riêng tư khi cần thiết.

     4/ Cửa phòng ngủ:

    Đặc biệt cửa phòng ngủ không được quay ra phòng khách, cũng hạn chế quay vào phòng ăn, nhà bếp. Cửa phòng ngủ chỉ nên mở ra hướng không gian đệm trước khi ra phòng khách hoặc bếp.

    5/ Cửa phòng vệ sinh:

   - Cửa phòng vệ sinh chung không được quay về hướng bếp hoặc hướng bàn ăn.

   - Cửa phòng vệ sinh riêng (trong phòng ngủ) không quay về hướng giường ngủ, bàn trang điểm; mà được quay về tủ đồ hoặc bức tường.

    6/ Cửa phòng thờ:

     Cửa hướng ra ngoài tốt nhất là hướng Đông, đảm bảo rộng, đủ sáng.

     7/ Cửa phòng sinh hoạt chung hoặc phòng kaoke

      Tự do, chỉ phụ thuộc vào công năng sử dụng sao cho hợp lý nhưng cũng chú ý tiếng ồn.

     8/ Cửa sổ:

  - Cửa sổ phòng khách, phòng sinh hoạt chung nên đặt hướng Nam, Đông, Đông Nam, một số ít là Tây Nam để đón gió tốt.

  - Cửa sổ phòng ngủ nên đặt hướng Nam, Đông Nam là tốt nhất.

  - Cửa sổ bếp, cửa sổ vệ sinh nên đặt hướng Tây, Tây Bắc để thoát khí./.

*** Trên đây, là một số cách đặt cửa hợp phong thủy theo khoa học bởi dựa trên thiên văn địa lý của tự nhiên, dựa theo vị trí địa lý và khí hậu của Việt Nam.

    Kts. Nguyễn Văn Nhi

    Đt; 0942.139.646

    Web: thietkekientruccongtrinh.com

    Công ty: KIẾN TRÚC KHÍ HẬU

    Phương châm của chúng tôi là "ĐEM LẠI PHONG THỦY CHO CÔNG TRÌNH BẠN"

nen lam nha theo kien truc su hay thay phong thuy ?

                           

   
                            Mời các bạn đọc bài viết sau để biết được làm nhà nên theo ai?
     Tôi chuẩn bị xây nhà, nhờ công ty tư vấn kiến trúc và nhận được bản thiết kế ưng ý. Nhưng khi xem phong thủy, lại bị gạch toàn bộ với lý do sai vị trí. Tôi phải làm sao? Theo kiến trúc sư Trương Thành Trung, hiện nay, nhiều người thường thần thánh hóa phong thủy nhưng trên thực tế đây không phải là phép màu bởi dựa trên thiên văn và địa lý của thế giới tự nhiên. Hiểu một cách đơn giản, phong thủy là kết quả đúc kết ra từ nhiều nghiên cứu về các quy luật liên quan đến tự nhiên, môi trường, cảnh quan... mà không mang tính siêu nhiên, thần bí. Trong cuộc sống, phong thủy chỉ mang tính hỗ trợ, phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Phong thủy là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hướng khí, hướng gió, mạch nước đến đời sống của con người Phong thủy cũng hỗ trợ đắc lực trong kiến trúc, thiết kế nhà ở. Ví dụ, ở phòng ngủ vì sao không nên treo quạt trần, đèn chùm? Nguyên nhân là khi chúng ta nằm ngủ, luôn có cảm giác đồ vật đó có thể rơi xuống (mặc dù sự cố này khó xảy ra), khiến cho tâm trạng bất an, ngủ không sâu, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe. Hay tại sao các cửa phòng không nên đối diện nhau, kể cả cửa sổ cũng tránh đối diện với cửa phòng. Lý do là khi các cửa đối nhau sẽ hình thành luồng gió xuyên phòng đột ngột, không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên qua giải thích của một số người, họ lại cho rằng đó là "không giữ được tài lộc vào nhà" nhằm thần thánh hóa hiện tượng, khiến giá trị phong thủy bị hiểu sai lệch. Về câu hỏi của bạn, việc xây nhà nên do các kiến trúc sư và người có chuyên môn, kết hợp với thói quen, sở thích của gia chủ... để đưa ra những ý tưởng cũng như bố trí công năng phù hợp. Nhà phong thủy can thiệp quá sâu vào bản thiết kế làm thay đổi ý tưởng của kiến trúc sư là việc vô lý, bởi nhà phong thủy không có chuyên môn của một kiến trúc sư. Một nhà phong thủy đúng nghĩa sẽ không tham gia vào việc thiết kế mà họ dựa trên bản vẽ đã được thống nhất với gia chủ và kiến trúc sư để đưa ra những khắc chế, hóa giải được mọi hình thế "xấu" của ngôi nhà, đem lại bình an cho gia chủ. Không nên chê bai, hù dọa, tạo tâm lý lo lắng và bất an cho chủ nhà. Ví dụ khi có các cửa thông phòng liên tiếp, họ sẽ sử dụng bình phong để thay đổi sự vận hành của dòng khí, tránh những xung đột trực tiếp từ gió đến cuộc sống con người... Vậy nên, khi xây nhà bạn nên tôn trọng ý kiến của kiến trúc sư. Bởi ngoài chuyên môn thiết kế, kiến trúc sư cũng nắm được những khái niệm cơ bản về phong thủy bởi những kiến thức này cũng được đào tạo trên giảng đường. Kiến trúc sư có thể nói và hiểu cơ bản về phong thủy, nhưng nhà phong thủy không thể thiết kế và làm công việc thay cho một kiến trúc sư.

bản vẽ nhà miễn phí

                                            BẢN VẼ NHÀ PHỐ 1 TRỆT, 1 LỮNG, 2 LẦU 


    Nhà phố có mặt tiền nhà thiết kế theo phong cách hiện đại. Sử dụng vật liệu kính để lộ ra những tấm màng treo thật lãng mạng kết hợp ốp một ít gạch, màu gạch nhẹ nhàng, có nhấn một chút màu nóng (nâu đất và màu đỏ), phần còn lại là màu trắng sáng rất đơn giản nhưng vẫn tôn lên vẽ sang trọng và hiện đại. 
     Diện tích nhà là 5x20m. Nhà gồm 1 trệt, 2 lầu, có sân thượng và phòng thờ trên sân thượng.
     Chiều cao nhà 13,6 mét tính tới đỉnh chóp mái bằng trên cầu thang. Cụ thể:
     + Tầng trệt cao:       3,8m 
     + Tầng lầu 1:           3,4m
     + Tầng lầu 2:           3,4m
     + Tầng sân thượng: 3.0m
    Mặt bằng trệt: bố trí nhà xe kết hợp phòng khách phía trước, đến cầu thang, vệ sinh rồi đến bếp và bàn ăn, phía sau cùng là sàn nước.
   - Kích thước nhà xe:             6x5m
   - Kích thước phòng khách:   6x5m
   - Kích thước cầu thang:   3,5x3,5m
   - Kích thước vệ sinh:             2x3m 
   - Kích thước bếp + ăn:           5x5m
   - Kích thước sàn nước:       1,5x3m
Mặt bằng lững: Phía trước là khoảng thông tầng rồi đến cầu thang, phòng sinh hoạt chung phía sau.
Mặt bằng lầu 1: bố trí phòng sinh hoạt chung phía trước có vệ sinh chung. Phía sau cũng bố trí 1 phòng ngủ có vệ sinh riêng, trong phòng có bàn đọc sách, bàn tivi và tủ đồ.
   - Kích thước phòng sinh hoạt chung: 7,6x5m
   - Kích thước phòng ngủ thường: 4x5m
   - Kích thước phòng vệ sinh 1,5x3m
Mặt bằng lầu 2: bố trí phòng ngủ phía trước có vệ sinh riêng. Phía sau cũng bố trí 1 phòng ngủ có vệ sinh riêng, trong phòng có bàn đọc sách, bàn tivi và tủ đồ.
   - Kích thước phòng ngủ  gia chủ : 7,6x5m
   - Kích thước phòng ngủ thường: 4x5m
   - Kích thước phòng vệ sinh 1,5x3m
Mặt bằng sân thượng: bố trí sân thượng phía trước, kế đến là phòng thờ. Phía sau bố trí 1 phòng máy giặt và kho.
   - Kích thước sân thượng : 4,6x5m
   - Kích thước phòng thờ: 3x5m
   - Kích thước phòng vệ sinh: 1,5x3m
   - Kích thước phòng máy giặt: 1,2x1,2m
   - Kích thước kho: 1,2x2,3m 
Mặt bằng mái: phải có tấm kính ngay trên vị trí nóc thang để lấy sáng, thông gió.
Mặt đứng tổng chiều cao nhà 13,6 mét
- Tầng trệt: 3,8m
- Tầng lầu 1: 3,4m
- Tầng lầu 2: 3,4m
- Tầng sân thượng: 3m
Mặt cắt nhà bố trí lệch tầng
Chi tiết trích đoạn mặt tiền nhà đoạn lầu. Mặt tiền tầng trệt ốp đá granit màu nóng (nâu đất hoặc đỏ đậm)

Chi tiết vệ sinh
Chi tiết vệ sinh
Chi tiết vệ sinh
Chi tiết cầu thang
Chi tiết cầu thang
Chi tiết cầu thang
Chi tiết cầu thang
Chi tiết cầu thang
Chi tiết cầu thang
Chi tiết cầu thang
Chi tiết cửa
Chi tiết cửa
Thống kê cửa


- Tải phối cảnh tại đây
- Tải bản vẽ autocard tại đây
- Tải bản vẽ fire ảnh tại đây
- Tải bản vẽ fire ảnh nén tại đây
Kts. Nguyễn Văn Nhi
Đt: 0942.139.646
Web: thietkekientruccongtrinh.com
Công ty KIẾN TRÚC KHÍ HẬU